CPU-Z – Xem thông tin phần cứng máy tính miễn phí tốt nhất

Khi sử dụng máy tính cũng như bạn đang muốn nâng cấp máy tính lên cấu hình mạnh hơn thì bạn cần phải xem các thông tin phần cứng để biết được những thông tin cần thiết như Socket, Tên Mainboard, Bộ nhớ ram, Card màn hình… Đó là những thông tin khá cơ bản và cần thiết khi kiểm tra phần cứng trong máy tính. Trong bài viết này, Topthuthuat sẽ giới thiệu đến các bạn phần mềm CPU-Z miễn phí giúp thực hiện việc này khá dễ dàng.
Với CPU-Z bạn có thể an tâm để kiểm tra các thông số phần cứng trên máy tính Windows một cách nhanh chóng nhằm đối chiếu lại phần cứng của bạn khi đem máy tính đi sửa hoặc bảo hành. Điều này sẽ hạn chế khá năng bị “Luộc” phần cứng từ máy tính của bạn.

Vài nét về phần mềm CPU-Z

Download CPU-Z là một chương trình giúp kiểm tra thông tin phần cứng máy tính trên Windows 7, Windows 8.1 nhanh chóng và với hiệu quả tốt nhất khi bạn muốn theo xem thông số về Socket CPU, Bộ nhớ Đệm – Caches, Tên Mainboard, Bộ nhớ Ram, SPU và thông số của card đồ họa…
Phần mềm được cung cấp dưới dạng phần mềm Portable và hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Đây được xem là công cụ khá tiện dụng khi ban có thể cho vào USB và xem thông tin máy khác một cách dễ dàng.
xem thong tin phan cung cpuz
CPU-Z được thiết kế với giao diện rất đơn giản và thân thiện được chia thành nhiều tab khác nhau nhằm hiển thị các thông tin của từng phần cứng máy tính một cách trực quan hơn.
Với phiên bản 1.70 mới nhất hiện nay đã cập nhật và hỗ trợ cho dòng CPU Corei Intel i7-5960X, i7-5630K, i7-5420M, i7-4790K, i5-4690MU, Pentium G3258.. và các dòng Card màn hình rời khác.

Download phần mềm CPU-Z miễn phí

Bạn có thể tải phần mềm kiểm tra thông tin phần cứng CPU-Z phiên bản mới nhất thông qua liên kết này.
Sau khi tải về, bạn chỉ cần giải nén và mở file exe để phần mềm xem thông tin phần cứng.

Các tính năng chính của phần mềm CPU-Z

xem thong tin phan cung cpuz

1. Thẻ CPU

Với Tab CPU sẽ cung cấp các thông tin CPU khá chi tiết giúp bạn có thể nắm bắt được thông số cơ bản bao gồm tên bộ vi xử lý, nguồn, các package, công nghệ, thông tin kỹ thuật, model, cache, bus, tốc độ luồng,…

2. Thẻ Cache

Thẻ này cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống bao gồm dung lượng của bộ nhớ, phân tích theo từng cấp độ, thông tin đặc tả (Descriptor) và thuộc tính (Features).

3. Thẻ Mainboard

Thẻ này cung cấp cho bạn các thông tin bao gồm tên nhà sản xuất, model, chipset và các cầu nối, bộ cảm biến, BIOS,… Bạn có thể sử dụng các thông số này để thay đổi hoặc tiến hành nâng cấp các phần cứng khác như CPU, Quạt, Ram,…

4. Thẻ Memory

Cho biết dung lượng ram đang sử dụng cũng như các thông số liên quan như BUS,…

5. Thẻ SPD

Tại đây, bạn có thể kiểm tra được cụ thể bộ nhớ RAM của mình bao gồm loại RAM, thông số Bus, so sánh bảng Timing,…

6. Thẻ Graphics

Các thông tin về card màn hình Onboard hoặc Card đồ hoạ rời sẽ hiện thị bao gồm: tên bộ xử lý đồ họa, tên mã, mã duyệt, công nghệ, xung nhịp, bộ nhớ,…

7. Thẻ About

Chứa các thông tin của nhà phát triển phần mềm CPU-Z Portable.

Lời Kết

Đây là phần mềm khá hữu ích trong việc kiểm tra cũng như xem các thông số phần cứng trên Windows đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn một một cách kiếm tra phần cứng khá đơn giản đó chỉnh là sử dụng các ứng dụng từ Windows. Nếu chưa biết, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan về cách xem thông tin phần cứng trên máy tính Windows.
Previous Post
Next Post